I. ĐỐI TƯỢNG, CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ, QUY ĐỊNH CUỘC THI
1. Đối tượng dự thi:
– Bảng A: Viên chức – người lao động
– Bảng B: Sinh viên đang học tại trường
2. Cách thức đăng ký:
2.1. Thời gian đăng ký: Từ ngày 14/04/2025 đến hết ngày 25/04/2025
2.2. Hình thức đăng ký:
Thí sinh đăng ký dự thi qua biểu mẫu được BTC đăng tải trong thời gian quy định.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CUỘC THI:
1. Vòng Sơ khảo – Dáng Việt Qua Lăng Kính
1.1. Nội dung: Bình chọn ảnh
1.2. Thời gian tổ chức: Từ ngày 27/04/2025 đến 06/05/2025
1.3. Hình thức tổ chức:
– BTC tổ chức 01 buổi chụp ảnh cá nhân (dự kiến vào ngày 27/04/2025) cho các thí sinh tại những địa điểm mang tính biểu tượng của TP.HCM (Thí sinh tự chuẩn bị trang phục áo dài). Hình ảnh dùng để tham gia vòng sơ khảo.
– Thí sinh chuẩn bị 01 bài giới thiệu cá nhân (50 – 150 từ): Giới thiệu bản thân và chia sẻ cảm nhận về Áo dài Việt Nam (nộp qua biểu mẫu BTC yêu cầu).
– Trường hợp không thể tham gia buổi chụp, thí sinh có thể gửi ảnh cá nhân theo yêu cầu của BTC, cụ thể:
+ Số lượng: 04 ảnh cá nhân bao gồm 02 ảnh chân dung và 02 ảnh toàn thân
+ Ảnh phải đảm bảo rõ mặt, rõ dáng, chất lượng tốt, không qua chỉnh sửa làm thay đổi diện mạo hoặc bối cảnh. (Chỉ chấp nhận điều chỉnh ánh sáng, màu sắc nhẹ.)
+ Ảnh chụp không quá 3 tháng tại thời điểm gửi ảnh, file ảnh gốc không chỉnh sửa, định dạng JPEG, dung lượng > 2Mb. (Tải ảnh vào link đăng ký).
* Khuyến khích Ảnh chụp tại các không gian văn hóa, lịch sử mang tính biểu tượng của TP.HCM.
1.4. Hình thức bình chọn:
– Hình ảnh thí sinh được đăng tải công khai trên website https://iuyouthcontest.hcmiu.edu.vn
– Cách tính điểm:
+ 30%: Điểm từ Hội đồng Giám khảo
+ 70%: Điểm từ bình chọn trên website IUYouth Contest
+ Mỗi lượt bình chọn tương đương 01 (một) điểm
+ Mỗi địa chỉ email được phép bình chọn cho tối đa 03 thí sinh
Top 20 thí sinh (dự kiến 10 thí sinh bảng A, 10 thí sinh bảng B) có điểm số cao nhất sẽ bước vào Vòng chung khảo. Số lượng có thể thay đổi tùy vào số thí sinh tham gia dự thi.
2. Vòng Chung khảo – Dáng Việt Trong Nét Nghệ:
2.1. Thời gian: Ngày 08/05 – 16/05/2025
2.2. Nội dung:
Phần thi 1: Áo Dài – Một biểu tượng, Một câu chuyện (20 điểm):
– Mỗi thí sinh chuẩn bị 1 video/clip giới thiệu về bản thân và chia sẻ cảm nhận về Áo dài Việt Nam; nội dung thể hiện được bản thân và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống. Sản phẩm của mỗi thí sinh sẽ được BGK chấm điểm và trình chiếu trong phần trình diễn áo dài.
– Hình thức:
+ Thí sinh thực hiện quay video theo yêu cầu và nộp về cho BTC.
+ Thời gian nộp video clip: từ ngày 08/05 đến ngày 13/05/2025
– Quy định về video clip:
+ Phần nội dung: Thí sinh tự do sáng tạo, lựa chọn cách thể hiện phù hợp, đảm bảo nội dung hướng đến kỷ niệm 50 năm TP.HCM và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống.
+ Video cần có thông điệp rõ ràng, thể hiện được sự am hiểu và niềm tự hào về áo dài Việt Nam cũng như nét riêng của bản thân.
** Một số gợi ý: Giới thiệu bản thân, chia sẻ suy nghĩ về áo dài hoặc những kỷ niệm, câu chuyện cá nhân; Kể chuyện lịch sử, văn hóa gắn liền với TP.HCM hoặc Việt Nam; Quảng bá áo dài Việt Nam; Trải nghiệm một ngày mặc áo dài hoặc hoạt động ý nghĩa;…
– Các thông số cần lưu ý:
+ Thời lượng: Tối đa 2 phút
+ Tỉ lệ khung hình: 16:9 (quay ngang).
+ Định dạng file: MP4 hoặc MOV (ưu tiên MP4)
+ Chất lượng: Full HD (1920×1080) hoặc cao hơn, tối thiểu 720p.
+ Thí sinh có thể nói trực tiếp trước máy quay hoặc lồng ghép hình ảnh, tư liệu để video sinh động hơn.
+ Hình ảnh và âm thanh rõ nét: Tránh rung lắc, tiếng ồn quá lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng video.
– Cách nộp video clip:
+ Tạo thư mục trong Google Drive và điền vào form nộp. Cú pháp đặt tên file dự thi: Họ tên_Bảng_MSSV/MSCB
+ Thí sinh phải mở quyền truy cập (Anyone with the link – Anyone can view) để BTC có thể xem và tải xuống.
Phần thi 2: Phong thái Dáng Việt (80 điểm)
– Lượt 1: Trình diễn Việt phục (Trang phục sẽ được BTC chuẩn bị cho tất cả các thí sinh).
– Lượt 2: Trình diễn Áo dài truyền thống (Thí sinh tự chuẩn bị trang phục cho phần thi của mình)
Top 10 thí sinh có điểm số cao nhất từ phần thi 1 và phần thi 2 sẽ tiếp tục tham gia Phần thi 3 – Tài năng Dáng Việt
Thí sinh với số điểm cao nhất ở phần thi 1 (Áo Dài – Một biểu tượng, Một câu chuyện) sẽ nhận giải thưởng phụ của chương trình. (Giải Khoảnh Khắc Dáng Việt)
Phần thi 3: Tài năng Dáng Việt
– Hình thức:
+ Thí sinh sẽ chuẩn bị 01 nội dung năng khiếu tự chọn và thể hiện trong vòng tối đa 07 phút, tính cả thời gian chuẩn bị sân khấu (nếu có)
+ Thể loại: ca hát, nhảy múa, độc tấu, thuyết trình, biểu diễn võ thuật, diễn xuất,…
– Quy định về tiết mục:
+ Thí sinh được phép có sự hỗ trợ để tăng thêm tính sinh động cho phần trình diễn, bao gồm múa minh họa, nhạc đệm, đồng diễn hoặc các yếu tố phụ trợ khác. Tuy nhiên, BGK chỉ chấm điểm dựa trên phần thể hiện chính của thí sinh.
+ Thí sinh tham gia tự chuẩn bị về âm thanh (nếu có), âm thanh được sử dụng phải có chất lượng cao, và đảm bảo đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
+ Thí sinh tham gia tự chuẩn bị về trang phục và phần trang điểm phù hợp với phần trình diễn của mình.
+ Trang phục và nội dung dự thi đảm bảo phù hợp môi trường học đường và thuần phong mỹ tục, tôn vinh áo dài Việt Nam, không mang ý nghĩa tuyên truyền chống phá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Top 6 thí sinh có điểm số cao nhất từ phần thi 3 sẽ tiếp tục tham gia Phần thi 4 – Bản lĩnh Dáng Việt
Phần thi 4: Bản lĩnh Dáng Việt
– Top 06 thí sinh sẽ tiếp tục tham gia phần thi “Ứng xử” để chọn ra các danh hiệu của cuộc thi.
+ Mỗi thí sinh sẽ được bốc thăm chọn ngẫu nhiên vị Ban Giám khảo sẽ đặt câu hỏi. Sau khi đã nhận câu hỏi, thí sinh sẽ chuẩn bị và trả lời câu hỏi trực tiếp trên sân khấu.
+ Mỗi thí sinh sẽ có 02 phút để suy nghĩ và có 03 phút để trả lời câu hỏi.
III. QUY ĐỊNH CHUNG
– Thí sinh phải tuân thủ các quy định về trang phục, nội dung thi và thời gian do Ban Tổ chức đề ra.
– Áo dài truyền thống: Yêu cầu trang phục Áo dài có thiết kế truyền thống, kín đáo, thanh lịch. Cổ áo nên là cổ cao hoặc cổ tròn, không chấp nhận áo dài cách tân với cổ thuyền, trễ vai hoặc thiết kế quá hiện đại. Phần tà áo không xẻ quá cao để đảm bảo sự tinh tế, phù hợp với thuần phong mỹ tục.
– Chất liệu: Lựa chọn vải phù hợp, không quá mỏng, không xuyên thấu, tránh làm mất đi vẻ đẹp trang nhã của áo dài truyền thống.
– Phụ kiện kèm theo: Có thể sử dụng nón lá, quạt, trâm cài tóc…để tôn lên vẻ đẹp của trang phục nhưng không làm mất đi nét truyền thống của áo dài.
– Thí sinh đảm bảo về việc hình ảnh xuất hiện của bản thân phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, môi trường học đường.
– Trong xuyên suốt thời gian diễn ra các cuộc thi, yêu cầu thí sinh tham gia không tự ý rời khỏi khu vực thi khi chưa có sự đồng ý từ BTC.
– Thí sinh đến trễ 15 phút so với giờ tập trung được thông báo từ BTC ở các hoạt động, vòng thi sẽ bị trừ điểm.
– Ban Tổ chức toàn quyền sử dụng hình ảnh của mình trong các hoạt động và vòng thi, phục vụ công tác truyền thông cho cuộc thi “Mr & Miss Áo Dài IU”. Hình ảnh của các thí sinh đạt giải cũng sẽ được sử dụng cho các hoạt động truyền thông của Đoàn, Hội và Nhà trường.
Nội dung Thể lệ có thể được sửa đổi, bổ sung (nếu có) cho phù hợp bởi BTC và thông tin chính thức trên fanpage IUYouth Page – Tuổi trẻ Đại học Quốc tế và fanpage Youth Union of IU Staff & Faculty đến toàn thể thí sinh tham gia.