Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Với lối thành văn ngắn gọn mà trọng điểm, xuyên suốt nội dung của Bản Tuyên Ngôn, Người đã khái quát những cảnh vật, sự kiện thương tâm, bi đát mà thực dân Pháp đã đày đọa, làm loạn trên mảnh đất của chúng ta. Đến cuối của Bản Tuyên Ngôn, tình cảnh ấy mới được chấm dứt khi vị Chủ tịch đã dứt khoát thoát ly quan hệ, bãi bỏ những hiệp ước, đặc quyền của Pháp trên Việt Nam và mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền của nhân dân Việt Nam là độc lập, là tự do, là hạnh phúc.
“Bản Tuyên ngôn Độc lập” là bản “Thiên cổ hùng văn” về quyền con người, quyền dân tộc cơ bản của các dân tộc trên thế giới, khẳng định quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của nhân dân ta là quyền độc lập, tự do; là khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên cường để giữ vững nền tự do độc lập ấy. Đây cũng là tác phẩm xâu chuỗi toàn bộ những lời văn, câu nói bất hủ của vị lãnh tụ.
Hãy cùng đọc “Bản Tuyên ngôn Độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo để hiểu rõ hơn ý nghĩa lịch sử quan trọng của Bản Tuyên Ngôn đối với lịch sử nước nhà.