Trong kho tàng di sản vô giá được Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền dạy cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam, có khoảng 50 bài báo, tác phẩm của Người liên quan đến vấn đề đạo đức. Nhiều tác phẩm mà đến nay còn vẹn nguyên giá trị và đầy tính thời sự, trong đó có tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1958, với bút danh Trần Lực, đăng tải trên Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản), sau đó được Nhà xuất bản Sự thật (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ngày nay) in thành bộ sách và ra mắt ngay đầu tháng 12.
Tác phẩm khái quát một số đặc điểm, nội dung chính và tổng thể tư tưởng đạo đức cách mạng, xác định mặt trái của đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân, đồng thời đề xuất biện pháp để củng cố đạo đức cách mạng, ngăn chặn chủ nghĩa cá nhân góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà, phát triển đất nước vươn đến chủ nghĩa xã hội. Thông qua tác phẩm, Hồ Chí Minh đánh giá và đề cao vai trò, ý nghĩa thiết thực của việc học tập lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, Lênin vào việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đây cũng là bài học có ý nghĩa thời sự khi Đảng ta đang tiến hành tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Hãy cùng đọc tác phẩm “Đạo đức cách mạng” để nghiên cứu rõ hơn về ý nghĩa mà tác phẩm mang đến!